Showing posts with label Vi điều khiển 8051. Show all posts
Showing posts with label Vi điều khiển 8051. Show all posts

Friday, December 9, 2016

Vi xử lý trong đo lường và điều khiển

Tác giả NgôDiên Tập
Số trang 412
Tải về Mega

Việc phát triển ứng dụng các hệ vi xử lý đòi hỏi những hiểu biết về cả phần cứng cũng như về phần mềm , nhưng cũng chính vì vậy mà các hệ vi xử lý được sử dụng để giải quyết những bài toán rất khác nhau. Tính đa dạng của các ứng dụng phụ thuộc vào việc lựa chọn các hệ vi xử lý cụ thể cũng như vào kỹ thuật lập trình. Ngày nay các bộ vi xử lý có mặ trong rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại: từ đầu đĩa CD, máy thu hình, máy ghi hình, dàn âm thanh HiFi, bộ điều khiển lò sưởi cho đến các thiết bị điều khiển dùng trong công nghiệp. Lĩnh vực ứng dụng của các hệ vi xử lý cũng rất rộng lớn: từ nghiên cứu khoa học, truyền dữ liệu, đến công nghiệp, năng lượng, giao thông và y tế...

Cuốn sách này được biên soạn nhằm giúp cho bạn đọc có được những hiểu biết đầy đủ hơn về một số bộ vi xử lý (hay còn được gọi cụ thể hơn là các bộ vi điều khiển) đang được sử dụng rộng rãi như: 8048, 8031, 8051, 80535 cũng như cách lập trình cho các bộ vi xử lý đó.

Sau phần trình bày về các hiểu biết cơ bản là các hệ phát triển cụ thể để giúp cho bạn đọc có thể bắt tay ngay vào việc triển khai, thiết kế và lắp thử một số hệ vi xử lý. Cuốn sách có thể sử dụng cho các sinh viên ngành Điện tử, Tin học, Vật lý thực nghiệm, Tự động hóa và tất cả những ai quan tâm đến ứng dụng của các hệ vi xử lý.

Nội dung cuốn sách được trình bày theo cách không đòi hỏi nhiều hiểu biết về kỹ thuật lập trình nên các chương trình dùng làm ví dụ để chạy trên máy tính đều chỉ viết bằng ngôn ngữ BASIC hoặc PASCAL. Tùy theo kinh nghiệm và mức độ thông thạo mà bạn đọc có thể sử dụng các ngôn ngữ khác như: C, C++, VISUAL BASIC để có những chương trình chất lượng cao hơn.

Trong lần tái bản này, một chương trình viết về các vi điều khiển AT89Cxx của Atmel, trong đó một mục viết về AT89C2051, được bổ sung cùng với một mục trong phần phụ lục viết về tập lệnh dùng cho họ C51.

Mặc dù đã dành thời gian thích đáng cho công việc nhưng không tránh khỏi một số lỗi vẫn có thể còn sót lại trong cuốn sách. Rất mong bạn đọc gần xa chỉ dẫn cho. Thư từ góp ý xin gửi về Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 70 Phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Tuesday, November 8, 2016

Vi điều khiển cấu trúc lập trình và ứng dụng

Tác giả Kiều Xuân Thực
Số trang 202
Tải về Mega

Sự ra đời của các bộ vi xử lý nói chung, các bộ vi điều khiển nói riêng đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong việc thiết kế các hệ thống xử lý thông tin, đo lường điều khiển và truyền thông. Kết quả là đã tạo ra được những sản phẩm như máy ảnh số, máy chơi nhạc MP3, đầu đĩa DVD, các bộ biến tần, PLC,... ngày càng rẻ hơn, nhỏ gọn hơn, thông minh hơn và tiện dụng hơn. Cuốn sách "Vi điều khiển - Cấu trúc, lập trình và ứng dụng" được biên soạn nhằm giúp sinh viên Cao đẳng và Đại học các khối ngành Điện, Điện tử, Kỹ thuật máy tính tìm hiểu về cấu trúc, lập trình và ứng dụng các bộ vi điều khiển họ 8051 trong việc thiết kế các ứng dụng thực tế.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu qua các khái niệm về thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính; cấu trúc cơ bản và nguyên lý hoạt động của hệ vi xử lý; khái niệm về vi điều khiển, sự khác nhau giữa vi điều khiển và máy vi tính, đánh giá sơ lược về thiết kế ứng dụng vi điều khiển.
Chương 2: Giới thiệu về cấu trúc và hoạt động của vi điều khiển 89S52 - Một chip phổ biến của họ 8051. Nội dung của chương bao gồm sơ đồ khối và chức năng các khối của 89S52; tập lệnh của họ 8051; hoạt động của các bộ đếm/định thời, cổng nối tiếp và xử lý ngắt.
Chương 3: Giới thiệu các bước cơ bản trong quá trình thiết kế ứng dụng có sử dụng vi điều khiển và hàng chục ví dụ cụ thể từ đơn giản (điều khiển LED nhấp nháy, LED 7 đoạn, động cơ bước,...) đến phức tạp (bộ điều khiển mờ, robot dò đường với nhiều cấp tốc độ,...). Đây là những ví dụ rất bổ ích với đầy đủ sơ đồ nguyên lý mạch điện và chương trình viết bằng ngôn ngữ C mà dựa vào đó bạn đọc có thể thiết kế, chế tạo được các ứng dụng thực tế hữu ích sử dụng họ vi điều khiển 8051 hay các họ vi điều khiển khác.
Mặc dù tài liệu này đã được sử dụng để giảng dạy nhiều năm tại trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần tái bản san tới được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
- Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghề, NXB Giáo dục, 25 Hàn Thuyên - Hà Nội, điện thoại: 04 8264874
- Bộ môn Điện tử công nghiệp, khoa Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội, điện thoại: 04 7655121.

Họ vi điều khiển 8051 - Tống Văn On

Tác giả Tống Văn On
Số trang 252
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1: Giới thiệu
1.1 Mở đầu
1.2 Thuật ngữ
1.3 Đơn vị xử lý trung tâm
1.4 Bộ nhớ bán dẫn: RAM và ROM
1.5 Các bus: Địa chỉ, dữ liệu và điều khiển
1.6 Các thiết bị xuất nhập
1.7 Chương trình: Lớn và nhỏ
1.8 Micro, Mini và MainFrame
1.9 Từ bộ vi xử lý đến bộ vi điều khiển
1.10 Khái niệm mới
Chương 2: Tóm tắt phần cứng
2.1 Tổng quan
2.2 Các chân (Pinout)
2.3 Cấu trúc của Port xuất nhập
2.4 Tổ chức bộ nhớ
2.5 Các thanh ghi chức năng đặc biệt
2.6 Bộ nhớ ngoài
2.7 Các cải tiến của 8052
2.8 Hoạt động Reset
Chương 3: Tóm tắt tập lệnh
3.1 Mở đầu
3.2 Các kiểu định địa chỉ
3.3 Các loại lệnh
Chương 4: Hoạt động định thời
4.1 Mở đầu
4.2 Thanh ghi chế độ định thời (TMOD)
4.3 Thanh ghi điều khiển định thời (TCON)
4.4 Các chế độ định thời và cờ tràn
4.5 Nguồn xung clock định thời
4.6 Khởi động, dừng và điều khiển các bộ định thời
4.7 Khởi động và truy xuất các thanh ghi định thời
4.8 Khoảng thời gian ngắn và khoảng thời gian dài
4.9 Tạo tốc độ baud
Chương 5. Hoạt động của port nối tiếp
5.1 Mở đầu
5.2 Thanh ghi điều khiển port nối tiếp
5.3 Các chế độ hoạt động
5.4 Khởi động và truy xuất các thanh ghi
5.5 Truyền thông đa xử lý
5.6 Tốc độ Baud của Port nối tiếp
Chương 6: Hoạt động ngắt
6.1 Mở đầu
6.2 Tổ chức ngắt của 8051
6.3 Xử lý ngắt
6.4 Thiết kế chương trình sử dụng ngắt
6.5 Các ngắt do port nối tiếp
6.6 Các ngắt ngoài
6.7 Giản đồ thời gian của ngắt
Chương 7: Lập trình hợp ngữ
7.1 Mở đầu
7.2 Trình dịch hợp ngữ
7.3 Khuôn dạng của chương trình hợp ngữ
7.4 Đánh giá biểu thức trong thời gian dịch
7.5 Các chỉ dẫn
7.6 Các điều khiển của trình dịch hợp ngữ
7.7 Hoạt động liên kết
7.8 Thí dục
7.9 Macro
Chương 8: Cấu trúc chương trình
8.1 Mở đầu
8.2 Ưu và khuyết điểm của lập trình có cấu trúc
8.3 Ba cấu trúc
8.4 Cú pháp của giả mã
8.5 Lập trình hợp ngữ
Chương 9. Thiết kế và giao tiếp
9.1 Mở đầu
9.2 SBC-51
9.3 Giao tiếp với bàn phím số HEX
9.4 Giao tiếp với các đèn 7-đoạn
9.5 Giao tiếp với loa
9.6 Giao tiếp với RAM không mất nội dung
9.7 Mở rộng xuất nhập
9.8 Xuất tín hiệu tương tự
9.9 Nhập tín hiệu tương tự

Giáo trình vi xử lý 8051 - ĐH Công Nghiệp Tp HCM

Tác giả Phạm Quang Trí
Số trang 249
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1: Giới thiệu chung về bộ vi xử lý
I. Sự phát triển của các bộ vi xử lý
II. Sơ đồ khối của một bộ vi xử lý
III. Đơn vị xử lý trung tâm
IV. Bộ nhớ bán dẫn
V. Các thiết bị ngoại vi (các thiết bị xuất nhập)
VI. Hệ thống Bus
VII. Vi xử lý - Vi điều khiển
VIII. Minh họa kiến trúc của một hệ vi điều khiển
IX. Lựa chọn bộ vi điều khiển khi thiết kế
Chương 2: Phần cứng chip vi điều khiển 8051
I. Tổng quát
II. Các chân của chip 8051
III. Cấu trúc các port xuất nhập chip 8051
IV. Hoạt động reset
Chương 3: Tập lệnh của 8051
I. Mở đầu
II. Các kiểu định địa chỉ (Addressing Mode)
III. Tập lệnh của 8051
IV. Phần bài tập
Chương 4: Hoạt động của bộ định thời (timer)
I. Mở đầu
II. Thanh ghi chế độ định thời TMOD
III. Thanh ghi điều khiển định tời TCON
IV. Các chế độ định thời và cờ tràn
V. Nguồn xung clock cho bộ định thời
VI. Khởi động, dừng và điều khiển các bộ định thời
VII. Khởi động và truy xuất thanh ghi định thời
VIII. Các khoản thời gian định thời
IX. Các bước cơ bản khởi động Timer và counter
X. Các ví dụ minh họa
XI. Phần bài tập
Chương 5: Hoạt động của Port nối tiếp
I. Mở đầu
II. Thanh ghi đệm port nối tiếp (SBUF)
III. Thanh ghi điều khiển port nối tiếp (SCON)
IV. Các chế độ hoạt động của port nối tiếp
V. Khởi động và truy xuất các thanh ghi
VI. Truyền thông đa xử lý
VII. Tốc độ baud của Port nối tiếp
VIII. Các bước lập trình port nối tiếp
IX. Các ví dụ minh họa
X. Phần bài tập
Chương 6: Hoạt động ngắt
I. Mở đầu
II. Phương pháp phục vụ thiết bị
III. Tổ chức ngắt của 8051
IV. Xử lý ngắt và các vector ngắt
V. Thiết kế chương trình sử dụng ngắt
VI. Các ví dụ minh họa
VII. Phần bài tập
Phụ lục 1: Giải mã địa chỉ
Phụ lục 2: Thiết kế kit vi điều khiển 8051
Phụ lục 3: Thiết kế ngoại vi

Giáo trình vi xử lý - ĐH Sư Phạm Kỹ thuật Tp HCM

Tác giả THs. Nguyễn Đình Phú
Trương Ngọc Anh
Số trang 324
Tải về Mega

Bộ vi xử lý ngày càng phát triển hoàn thiện và được sử dụng hầu hết trong các hệ thống điều khiển trong công nghiệp cũng như trong các thiết bị dân dụng. Chính vai trò, chức năng của vi xử lý đã đem lại nhiều ưu điểm, nhiều tính năng đặc biệt cho các hệ thống điều khiển.
Các nhà nghiên cứu không ngừng nghiên cứu các hệ thống điều khiển và sử dụng vi xử lý để thay thế, và cũng chính vì thế đã thúc đẩy lĩnh vực vi xử lý phát triển ngày càng hoàn hảo thích nghi với yêu cầu điều khiển. Để đơn giản bớt sự phức tạp của phần cứng khi dùng vi xử lý, các nhà nghiên cứu đã tích hợp hệ vi xử lý thành một IC gọi là vi điều khiển.
Nội dung giáo trình này trình bày các khái niệm cơ bản của vi xử lý , sau đó đi sâu vào nghiên cứu các kiến thức cơ bản của vi điều khiển. Do có nhiều họ vi điều khiển khác nhau mức độ tích hợp từ đơn giản đến phức tạp nên trong giáo trình này trình bày họ vi điều khiển tương đối đơn giản là AT89S52 của ATMEL.
Giáo trình biên soạn chia thành 10 chương:
Chương 1: Giới thiệu về lịch sử phát triển của các thế hệ vi xử lý.
Chương 2: Trình bày đặc tính, cấu trúc, chức năng các port của vi điều khiển.
Chương 3: Trình bày về tổ chức bộ nhớ tích hợp bên trong vi điều khiển.
Chương 4: Trình bày vè tập lệnh hợp ngữ.
Chương 5: Trình bày về ngôn ngữ lập trình C của vi điều khiển.
Chương 6: Trình bày cấu trúc các port của ứng dụng port.
Chương 7: Trình bày cấu trúc hoạt động của Timer/Counter.
Chương 8: Trình bày cấu trúc hoạt động chuyển đổi ADC, LM35 và các ứng dụng.
Chương 9: Trình bày cấu trúc hoạt động ngắt của vi điều khiển.
Chương 10: Trình bày cấu trúc hoạt động truyền dữ liệu của vi điều khiển.
Trong từng chương sau khi trình bày các kiến thức cơ bản và viết các ứng dụng cơ bản để người học dễ tiếp cận, có câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm và bài tập để cũng cố kiến thức, để có nhiều chương trình ứng dụng và bài tập bạn đọc có thể đọc thêm tài liệu thực hành trong đó có rất nhiều bài thực hành mẫu và bài tập đi kèm với bộ thí nghiệm do chúng tôi thiết kế.
Trong quá tình biên soạn không thể tránh được các sai sót nên rất mong các bạn đọc đóng góp xây dựng và xin hãy gửi về tác giả theo địa chỉ phu_nd@yahoo.com.
Powered by Blogger.

Tổng số lượt xem trang

Followers

Translate

Mục lục khác

Phổ Biến

Pages